Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
375 người đã bình chọn
610 người đang online

Tọa đàm Khoa học “ Đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng pháp luật liên quan đến vùng DTTS và miền núi, thực thi pháp luật ở vùng DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm”

Đăng ngày 14 - 06 - 2019
100%

Ngày 07/6/2019, tại Hội trường Ban Dân tộc, Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm Khoa học “Đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng pháp luật liên quan đến vùng DTTS và miền núi, thực thi pháp luật ở vùng DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm” để phục vụ đề tài ”Những vấn đề cơ bản, cấp bách trong xây dựng, thi hành pháp luật ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta”; mã số của đề tài: CTDT.49.18/16-20. Đề tài Thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”, đề tài do PGS. TS Nguyễn Quốc Sửu làm chủ nhiệm.

GS.TS Lê Hồng Hạnh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN và ThS. Cầm Bá Tường – PTB Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đồng chủ trì Tọa đàm.

Tham gia Tọa đàm có: ThS. Lê Văn Hợp – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN; TS. Đinh Đức Thiện - Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thông tin truyền thông (Bộ Thông tin truyền thông), các thành viên trong đoàn nghiên cứu đề tài; Đại diện lãnh đạo và chuyên viên một số sở, ngành liên quan, Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa, cùng lãnh đạo phòng và chuyên viên các phòng chuyên môn của Ban Dân tộc tỉnh.

Phát biểu đề dẫn cho Tọa đàm, GS.TS Lê Hồng Hạnh nêu “ ... trong những năm qua có rất ít những đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến pháp luật dành cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi, đây là đề tài rất khó. Đất nước chúng ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có đặc thù kinh tế - xã hội khác nhau, nên cách tiếp cận để nghiên cứu cũng khác nhau nên rất cần có một tổ chức chuyên sâu nghiên cứu, tham mưu. Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN là đơn vị được Ủy ban Dân tộc của Chính phủ lựa chọn để thực hiện đề tài này. Để có được những tư liệu quý, sát thực tế, đề nghị các đại biểu hãy thẳng thắn trao đổi, chia sẻ tình hình thực thi chính sách, pháp luật đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh những năm qua, về thành tựu, khó khăn, thách thức cả về chủ quan và khách quan, về thể chế, nguồn lực, sự phối hợp của các bên liên quan; đồng thời, có nhất thiết phải xây dựng ban hành Luật Dân tộc không? ...”

Tọa đàm đã diễn ra trong không khí sôi nổi, thân thiện, cởi mở, các đại biểu đã thẳng thắn chia sẻ, phân tích những vấn đề mà Đoàn nghiên cứu nêu ra.

Đồng chí Cầm Bá Tường, phát biểu: Trong những năm qua, đã có rất nhiều chính sách, đề án, dự án của Trung ương và tỉnh đầu tư vào vùng nhằm giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng miền núi vẫn còn 12,13%, gấp hơn 2 lần tỷ lệ nghèo toàn tỉnh (5,59%); trong đó tỷ lệ hộ nghèo DTTS toàn tỉnh chiếm 46,48% so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh; nếu phân tích sâu hơn thì: Tỷ lệ hộ nghèo DTTS của 11 huyện miền núi so với tổng số hộ DTTS của 11 huyện miền núi chỉ là 16%; nhưng tỷ lệ hộ nghèo DTTS của 11 huyện miền núi so với tổng số hộ nghèo 11 huyện miền núi lại những là 88,3%. Điều này cho thấy, mặc dù chính sách rất nhiều, các cấp, ngành từ Trung ương đến cơ sở đều rất quan tâm và quyết liệt chỉ đạo nhưng tỷ lệ nghèo của người DTTS vẫn còn rất cao. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là do sự nghiên cứu xây dựng chính sách chưa thật sự sát hợp với tình hình thực tiễn, mục tiêu chính sách đặt ra quá cao nhưng nguồn lực để thực hiện mục tiêu lại hạn chế. Đồng chí đề nghị Đoàn nghiên cứu sâu về các vấn đề như: Nghiên cứu, vận dụng TRI THỨC BẢN ĐỊA có sự tham gia sâu của đối tượng được hưởng lợi; phải dự báo được xu thế kinh tế để đề ra những định hướng về nguồn lực sao cho không bị “lạc hậu”, tránh tình trạng thiếu vốn, không có vốn – “chính sách treo”; nhất thiết phải có sự tham gia tâm huyết của các chuyên gia đầu ngành hoặc các chuyên gia giỏi từ Trung ương, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp lớn và sự phối hợp hiệu quả của các bên liên quan dành nhiều thời gian để xuống nghiên cứu, lăn lộn cùng cơ sở ... khi đó chính sách được xây dựng sẽ sát hợp hơn. Về vấn đề có cần xây dựng ban hành Luật Dân tộc không, đồng chí đề nghị Đoàn nghiên cứu, tham mưu xây dựng LUẬT HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ khi Luật được ban hành thì mọi sự hỗ trợ, tác động vào vùng đều phải tuân theo Luật.

Kết thúc Tọa đàm, GS.TS Lê Hồng Hạnh cảm ơn sự quan tâm phối hợp, chia sẻ những thông tin rất bổ ích, cần thiết phục vụ nghiên cứu đề tài của Ban Dân tộc và các sở, ngành của tỉnh Thanh Hóa. Nhân dịp này, Đoàn nghiên cứu đã tặng Ban Dân tộc bức tranh đá quý./.

<

Tin mới nhất

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024...(24/04/2024 9:04 SA)

Công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV(13/03/2024 7:19 SA)

Một số điểm mới của Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu...(19/01/2024 4:38 CH)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2021 – 2030 TỈNH THANH HÓA, NĂM 2023(16/01/2024 7:15 SA)

BAN DÂN TỘC TỈNH THANH HÓA TỔ CHỨC CÁC ĐOÀN HỌC TẬP, TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỈ...(04/12/2023 8:01 SA)

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đón và làm việc với Đoàn học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình (09/11/2023 7:13 SA)

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN - HIỆU QUẢ TỪ HỘI THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT(25/10/2023 11:00 SA)

Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền...(26/07/2023 8:19 SA)

    °