Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
375 người đã bình chọn
487 người đang online

Hội thảo khoa học: Chính sách dân tộc ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ Tư: Một số vấn đề lý luận thực tiễn

Đăng ngày 22 - 11 - 2021
100%

Ngày 19/11, Học viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học: Chính sách dân tộc ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ Tư: Một số vấn đề lý luận thực tiễn.

Thành phần tham gia Hội thảo gồm: Các giảng viên, các nhà khoa học nguyên là lãnh đạo của Học viện Dân tộc; các nhà nghiên cứu độc lập đến từ tỉnh Nghệ An; lãnh đạo Ban và lãnh đạo các phòng thuộc Ban Dân tộc tỉnh; đại diện các sở: Văn Hóa, Thể thao và Du lịch; Lao động, Thương binh và Xã hội; Nội vụ; Nông nghiệp và PTNT; Giáo dục và Đào tạo; đại diện lãnh đạo của một số xã thuộc 3 huyện: Quan Hóa, Ngọc Lặc và Thạch Thành.

Tiến sỹ Trịnh Quang Cảnh - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Dân tộc, và Thạc sỹ Cầm Bá Tường - Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đồng chủ trì Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tiến sỹ Trịnh Quang Cảnh - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Dân tộc nhấn mạnh: Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng, toàn diện; trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư đang tạo ra cho chúng ta cơ hội để phát triển đất nước, đồng thời cũng đặt ra cho chúng ta những thách thức lớn đỏi hỏi phải thích ứng. Vì vậy, hơn lúc nào hết chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cần phải được đổi mới để vừa đáp ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư, vừa giải quyết tốt những vấn đề cấp thiết đang đặt ra ở vùng dân tộc, vừa góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong lời phát biểu chào mừng Hội Thảo, Thạc sỹ Cầm Bá Tường - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã nêu lên những thành tựu mà tỉnh Thanh Hóa đã đạt được trong thời gian qua trong đó có thành tựu về công tác dân tộc. Cùng với những thành tựu đạt được trong xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc thời gian qua, vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh cũng còn nhiều khó khăn – đây là những thách thức lớn đối với đảng bộ, nhân dân các dân tộc và những người làm công tác dân tộc của tỉnh Thanh Hóa, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư, đó là: Chất lượng tăng trưởng và giảm nghèo chưa thật sự bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; qui mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; phát triển nông - công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng; kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp nhưng còn thiếu nhiều và yếu kém; nguồn lực cho đầu tư phát triển chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương; trình độ dân trí chưa tương xứng với mặt bằng chung của tỉnh; trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế cả về năng lực chỉ đạo và chuyên môn ...; tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn 2,6 lần so với bình quân chung của tỉnh, nguy cơ tái nghèo cao; tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS chiếm 47,23% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh; còn 03 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 50% (xã Nhi Sơn, xã Mường Lý, xã Trung Lý, huyện Mường Lát); 20 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên; có 03 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn (Mông, Dao, Khơ Mú); còn 20 xã ĐBKK khu vực III, 24 xã khu vực II, 181 thôn, bản ĐBKK thuộc xã khu vực I, II; vẫn còn 06 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; còn 38 thôn, bản thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của 07 huyện miền núi chưa có lưới điện quốc gia… Thạc sỹ Cầm Bá Tường cũng rất đồng tình ủng hộ việc Học viện Dân tộc đã tổ chức cuộc Hội thảo rất ý nghĩa này; bởi đây là cơ hội để những người quan tâm đến công tác dân tộc nói chung, những người làm công tác dân tộc của tỉnh Thanh Hóa nói riêng được trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm bổ ích từ các nhà khoa học để trong bối cảnh mới có những tư duy mới, cách làm mới trong công tác dân tộc, góp phần đưa miền núi từng bước hòa nhập và tiến kịp miền xuôi.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, đại diện các sở và các xã của tỉnh Thanh Hóa đã có những tham luận rất xác đáng, bổ ích. Hội thảo đã thành công tốt đẹp, hi vọng sau Hội thảo này, Học viện Dân tộc sẽ có những cuộc Hội thảo ở nhiều địa phương khác và sẽ có thêm nhiều tư liệu thực tế để vận dụng trong giảng dạy và tham mưu cho Ủy ban Dân tộc trong hoạch định và xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ mới – thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư.

Ảnh 1: Tiến sỹ Trịnh Quang Cảnh - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Dân tộc phát biểu khai mạc Hội thảo

Ảnh 2: Thạc sỹ Cầm Bá Tường - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phát biểu

Ảnh 3: Toàn cảnh Hội thảo

<

Tin mới nhất

Công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV(13/03/2024 7:19 SA)

Một số điểm mới của Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu...(19/01/2024 4:38 CH)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2021 – 2030 TỈNH THANH HÓA, NĂM 2023(16/01/2024 7:15 SA)

BAN DÂN TỘC TỈNH THANH HÓA TỔ CHỨC CÁC ĐOÀN HỌC TẬP, TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỈ...(04/12/2023 8:01 SA)

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đón và làm việc với Đoàn học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình (09/11/2023 7:13 SA)

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN - HIỆU QUẢ TỪ HỘI THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT(25/10/2023 11:00 SA)

Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền...(26/07/2023 8:19 SA)

Kết quả triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh...(16/06/2023 8:26 SA)

    °