Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
375 người đã bình chọn
387 người đang online

Kết quả 05 năm thực hiện Đề án 1163 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đăng ngày 03 - 12 - 2021
100%

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật luôn là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, Ban Dân tộc đã chủ động và tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung tổ chức triển khai thực hiện tốt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2021” theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ; tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật về Hiến pháp, các Luật, văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc liên quan đến vùng dân tộc thiểu số miền núi; chú trọng các nội dung tuyên truyền, phổ biến phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, nhất là các xã, bản trọng điểm về an ninh trật tự, nhằm góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sau 05 năm triển khai thực hiện Đề án 1163 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận:

- Toàn tỉnh đã tổ chức được trên 1.854 hội nghị tuyên truyền, phổ biến cho trên 181.782 lượt đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia; 257.152 cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp cho 1.589.217 lượt đại biểu (là cán bộ, công chức, trưởng các tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở và các tầng lớp nhân dân); đăng tải được hơn 7.744 tin, bài tuyên truyền về tình hình triển khai, thi hành pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài truyền thanh - truyền hình…) và hệ thống loa truyền thanh cơ sở.

- Biên soạn, phát hành trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi 1.127.983 bản (cấp tỉnh 1.100.874 bản; cấp huyện 27.109 bản), trong đó có 305.516 sổ tay tuyên truyền, 777.170 tờ rơi, 11.566 pa nô, 33.731 áp phích tuyên truyền pháp luật với nội dung về giao thông, y tế, đất đai, môi trường, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới…, hơn 116 tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, 100% cơ quan, đơn vị quân sự đã xây dựng được ngăn (tủ) sách pháp luật (bình quân 83 đầu sách/ đơn vị); 559 tủ sách ở xã, phường, thị trấn (bình quân mỗi tủ sách có từ 150 đến 250 đầu sách), trong đó có 119 tủ sách pháp luật ở xã miền núi đặc biệt khó khăn.

- 123 Câu lạc bộ, mô hình điểm pháp luật được thành lập ở nhiều cơ quan, đoàn thể, thôn, bản, tổ dân phố; 60 mô hình tự quản về ANTT. Các Câu lạc bộ, mô hình điểm pháp luật ra đời và có nhiều tên gọi khác nhau như: Câu lạc bộ “Trợ giúp pháp lý”, Câu lạc bộ “Tư vấn pháp luật”, Câu lạc bộ “Phòng - chống bạo lực trên cơ sở giới”, Câu lạc bộ “Tuổi trẻ với pháp luật”, Câu lạc bộ “Phòng chống mua bán người”; mô hình "Cổng trường trật tự an toàn giao thông" tại các cổng trường THPT trong toàn tỉnh và “Đội thanh niên xung kích giữ gìn trật tự an toàn giao thông”, mô hình “Thanh niên xung kích đảm bảo trật tự an toàn giao thông”, mô hình “Cưới theo nếp sống mới”, mô hình “Khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, mô hình “Dòng họ tự quản về ANTT”, mô hình “Giáo dân đảm bảo ANTT”, mô hình “Sản xuất giỏi công tác xã hội tốt trong đồng bào dân tộc thiểu số” … Sau khi thành lập, một số Câu lạc bộ, mô hình điểm pháp luật hoạt động đã phát huy được hiệu quả, góp phần tạo chuyển biến tích cực về nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

- Hoạt động tuyên truyền, PBGDPL còn được cụ thể hoá thông qua tổ chức các buổi sinh hoạt và các hoạt động văn hoá, văn nghệ, hội thi, hội diễn, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số với 675 buổi biểu diễn, 7.000 buổi chiếu phim tuyên truyền của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống, Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tại các huyện miền núi; đội tuyên truyền văn hóa - Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tổ chức được 18 đợt lưu diễn/90 buổi cho 23.000 lượt người xem. Các cấp Đoàn Thanh Niên đã tổ chức được 8.832 buổi sinh hoạt và chương trình như: Chương trình “Khi tôi 18”, hội diễn tuyên truyền về “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết”, sinh hoạt chi đoàn, chi hội về “Bình đẳng giới”. Các cấp Hội phụ nữ phối hợp với các đơn vị, ban, ngành có liên quan tổ chức 05 chương trình “Xuân đoàn kết - Tết biên cương”, 02 cuộc giao lưu với diễn giả Nguyễn Quốc Vương tại xã Bát Mọt, 03 chương trình “Tết Sa Ná - ấm lòng biên cương”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”, “Phiên chợ ấm tình biên cương” … qua đó góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào vùng dân tộc thiểu số về ý thức chấp hành pháp luật. Công an tỉnh tổ chức 49 cuộc thi tìm hiểu về chính sách dân tộc, tôn giáo và các văn bản luật có liên quan với 22.527 người tham gia...

Cùng với các hoạt động trên, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn được thực hiện thông qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức trực tuyến hoặc hình thức sân khấu hóa, 5 năm qua trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh đã tổ chức được 187 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 96.630 lượt người tham gia; tổ chức các hội nghị điển hình tiên tiến, tôn vinh và nêu gương các điển hình tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt ...

Với những kết quả đạt được nêu trên, tình hình vi phạm chính sách, pháp luật và đơn thư khiếu kiện vượt cấp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm đáng kể; các giá trị văn hóa truyền thống được phát huy; vệ sinh môi trường nhiều nơi có cải thiện; nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã giảm hẳn; an ninh trật tự trên các địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản giữ vững ổn định, không phát sinh “điểm nóng”, lòng tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước ngày càng được nâng cao.

Để trong thời gian tới công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát huy được hiệu quả thiết thực, rất mong các bộ, ngành Trung ương khẩn trương ban hành hướng dẫn và bố trí kinh phí cho tỉnh Thanh Hóa để thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có Dự án 10 “Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Đồng thời, rất cần sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp về các tài liệu tuyên truyền như: Tờ rơi, tờ gấp, áp phích, sổ tay tuyên truyền… tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ, kỹ năng tuyên truyền cho các báo cáo viên, đặc biệt là các báo cáo viên cấp huyện, xã./.

<

Tin mới nhất

Công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV(13/03/2024 7:19 SA)

Một số điểm mới của Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu...(19/01/2024 4:38 CH)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2021 – 2030 TỈNH THANH HÓA, NĂM 2023(16/01/2024 7:15 SA)

BAN DÂN TỘC TỈNH THANH HÓA TỔ CHỨC CÁC ĐOÀN HỌC TẬP, TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỈ...(04/12/2023 8:01 SA)

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đón và làm việc với Đoàn học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình (09/11/2023 7:13 SA)

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN - HIỆU QUẢ TỪ HỘI THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT(25/10/2023 11:00 SA)

Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền...(26/07/2023 8:19 SA)

Kết quả triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh...(16/06/2023 8:26 SA)

    °