Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
374 người đã bình chọn
936 người đang online

BAN DÂN TỘC VÀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HỌP BÀN TÌM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH 1719

Đăng ngày 13 - 05 - 2022
100%

Chiều ngày 12/5/2022, tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Ban Dân tộc và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (NHCSXH) đã tổ chức buổi làm việc, trao đổi nội dung công tác phối hợp giữa hai cơ quan trong thời gian qua và bàn định các giải pháp triển khai thực hiện tín dụng chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg.

Đồng chí Mai Xuân Bình - Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Dân tộc và đồng chí Lê Hữu Quyền - Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đồng chủ trì buổi làm việc. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Cầm Bá Tường, Phó Trưởng ban Dân tộc, đồng chí Nguyễn Tiến Trứ và đồng chí Đào Văn Giáp, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và các đồng chí Trưởng, phó các phòng của Ban Dân tộc và Ngân hàng chính sách xã hội.

Thời gian qua, các chương trình tín dụng chính sách xã hội dành riêng cho đồng bào DTTS trên địa bàn miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đạt được hiệu quả thiết thực, góp phần giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh trật tự tại địa phương…Theo Báo cáo của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, tính đến 30/4/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 11.442,5 tỷ đồng, với gần 247,7 ngàn khách hàng đang còn dư nợ. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần làm thay đổi căn bản nhận thức của đồng bào DTTS từ mặc cảm, tự ti, sợ vay, không dám vay, nay đã mạnh dạn vay vốn để phát triển sản xuất, góp phần thoát nghèo, dần nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo an sinh xã hội. Đối với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh luôn chú trọng, tích cực triển khai thực hiện chương trình tín dụng chính sách đến với người dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (CTMTQG), trong đó, có 3/10 dự án thành phần có sự tham gia của vốn tín dụng chính sách xã hội, bao gồm: Dự án 1- Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Dự án 3- Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Dự án 9- Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù (tỉnh Thanh Hóa có nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn). Ngày 26/4/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện CTMTQG, theo đó đến nay Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội đã thông báo chỉ tiêu tín dụng chính sách năm 2022 cho tỉnh Thanh Hóa là 220 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự đã cùng nhau thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện CTMTQG, như: Hiện tại chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể của cơ quan Trung ương về thực hiện CTMTQG, vì vậy việc xác định đối tượng thụ hưởng, xác định rõ nhu cầu vốn vay tại các địa phương là chưa có cơ sở pháp lý và cũng chưa có cơ sở để giải ngân nguồn vốn vay này. Một số ý kiến cho rằng đối tượng thụ hưởng chính sách vay vốn cần được quy định rõ hơn như việc xác định hộ nghèo được vay vốn thì nên căn cứ vào danh sách hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm để thực hiện nếu không sẽ rất khó thực hiện.

Hai bên đã cùng nhau thống nhất một số nội dung để tổ chức thực hiện tốt các Nghị định, Quyết định của Chính phủ đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn DTTS của tỉnh trong giai đoạn tới:

 Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan, Ban Dân tộc tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND các cấp tổ chức rà soát, cung cấp danh sách các đối tượng thụ hưởng chương trình cụ thể, đảm bảo không bỏ sót đối tượng.

Thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin giữa Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh; giữa Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện và Phòng Dân tộc huyện trong công tác tổ chức triển khai cho vay các chương trình tín dụng chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTSMN nói chung và các chương trình tín dụng thực hiện theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ nói riêng.

Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tham mưu đáp ứng nhu cầu vốn vay, kịp thời giải ngân đúng đối tượng thụ hưởng theo quy định.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Lê Hữu Quyền - Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đánh giá cao sự tham gia phối hợp và những đóng góp của 02 đơn vị trong thời gian qua, nhất là việc góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; trong thời gian tới đồng chí cũng mong muốn hai bên tiếp tục làm tốt công tác phối hợp, tham mưu có hiệu quả cho UBND tỉnh và giúp đồng bào DTTS của tỉnh sớm được thụ hưởng các chương trình tín dụng chính sách xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống./.

<

Tin mới nhất

Năm học 2023 – 2024, tỉnh Thanh Hóa có 38 trường và 3.151 học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ...(31/01/2024 1:46 CH)

Tìm hiểu kiến thức pháp luật thông qua Hội thi tại Trường PT Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở Như...(12/10/2023 1:32 CH)

Kế hoạch thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn...(06/10/2023 3:37 CH)

Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách theo kế hoạch năm 2023(22/09/2023 9:17 SA)

NGƯỜI CÓ UY TÍN TIÊU BIỂU TRONG ĐỒNG BÀO DTTS TỈNH THANH HOÁ ĐI THAM QUAN, HỌC TẬP KINH NGHIỆM...(07/08/2023 10:07 CH)

Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ gạo dự trữ quốc gia cho học sinh theo Nghị định số...(03/08/2023 5:18 CH)

MIỀN NÚI THANH HÓA VƯỢT KHÓ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC(02/03/2023 11:04 SA)

Năm học 2022 – 2023, tỉnh Thanh Hóa có 3.188 học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn và...(05/01/2023 7:09 SA)

    °