Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
153 người đã bình chọn
307 người đang online
  • Ngày 17 tháng 02 năm 2023 UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về Hỗ trợ huyện Bá Thước và huyện Thường Xuân thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 – 2025. Mục tiêu chung là: Phấn đấu đến năm 2025, huyện Bá Thước, huyện Thường Xuân thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn theo quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ; giảm tỷ lệ nghèo đa chiều từ 7%/năm trở lên (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo). Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều đến cuối năm 2025 của 02 huyện giảm ít nhất 60% so với đầu kỳ (đầu năm 2022) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025; phấn đấu thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 02 huyện tăng 1,8 lần so với năm 2020.

  • Gặp mặt cán bộ hưu trí trong dịp đón xuân về là hoạt động thường niên, thể hiện truyền thống đoàn kết, ghi nhớ những đóng góp và tri ân đối với các đồng chí nguyên là lãnh đạo và các công chức, lao động của Ban qua các thời kỳ trong công tác dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển cơ quan Ban Dân tộc cũng như góp phần vào sự nghiệp phát triển dân tộc và miền núi của tỉnh.

  • Ngày 29 tháng 9 năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu chung là: Xây dựng và phát triển huyện Mường Lát trên cơ sở phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên và mỗi người dân, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và các địa phương, đơn vị trong tỉnh; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu; phát triển nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap, có một số sản phẩm đặc sản; khôi phục, bảo vệ và đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái; bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố; quốc phòng - an ninh được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh; phấn đấu đến năm 2030 thoát khỏi huyện nghèo.

  • Sáng ngày 04/01/2023, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022; sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình 1719) và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

  • Chiều ngày 29/12/2022 Ban Dân tộc tổ chức hội nghị kiểm điểm, đánh giá, xếp loại Tập thể và Cá nhân lãnh đạo quản lý năm 2022.

  • Luận Khê là xã đặc biệt khó khăn duy nhất của huyện Thường Xuân giai đoạn 2021 – 2025. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, trong đó có Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Với mục đích nhằm Tuyên truyền, vận động người dân tại cộng đồng thay đổi nếp nghĩ cách làm, góp phần xóa bỏ các định kiến giới, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong những ngày đầu tháng 12 năm 2022, thực hiện Kế hoạch của Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Thường Xuân, về thành lập, duy trì tổ truyền thông cộng đồng năm 2022; Hội LHPN xã Luận Khê đã tổ chức ra mắt 04 Tổ truyền thông cộng đồng tại thôn Chiềng, thôn Hún, thôn Buồng và thôn An Nhân, đây cũng là 04 thôn ĐBKK của xã.

  • Sau gần 30 năm mong mỏi, đợi chờ, ngày 05/12/2022 bà con nhân dân bản Xa Mang (bản đặc biệt khó khăn), xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã vui mừng được đón nguồn sáng từ dòng điện lưới quốc gia về đến từng hộ gia đình.

  • Chiều ngày 8 tháng 11 năm 2022 tại trụ sở Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, Đoàn cán bộ Uỷ ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước (nước CHDCND Lào) do đồng chí Khạ Nong Lít Si Sổm Bun - Ban Thường trực Vụ trưởng Vụ Tôn giáo Mặt trận Lào xây dựng đất nước làm Trưởng đoàn và 20 học viên của nước CHDCND Lào đã đến thăm và làm việc, trao đổi kinh nghiệm về quản lý nhà nước trong công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

  • Trong 02 ngày 25 và 26/10/2022, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam và Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới trên địa bàn tỉnh thực hiện giai đoạn II Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 – 2025”.

  • Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Công văn số 11916/UBND-VX ngày 12/8/2022 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc chủ trương tổ chức đưa Đoàn đại biểu là người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đi tham quan, học tập kinh nghiệm năm 2022;

  • Ngọc Lặc là một huyện miền núi cửa ngõ, trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội khu vực phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Huyện có 21 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 20 xã với diện tích tự nhiên hơn 49 nghìn ha, tổng dân số 137.703 người (tính đến 31/12/2020), có 4 dân tộc chủ yếu là Mường, Dao, Thái, Kinh cùng sinh sống.

  • Thực hiện Kế hoạch số 88-KH/TU ngày 11/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giám sát việc xây dựng cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ của các huyện, thị xã, thành phố năm 2022; Sáng ngày 21/9/2022, Đoàn Giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa do đồng chí Trịnh Tuấn Sinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng cơ sở và thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát việc xây dựng cơ sở và thực hiện Quy chế dân chủ năm 2022 tại Ban Dân tộc.

  • Như Thanh là huyện miền núi nằm trong vùng kinh tế động lực Tây Nam của tỉnh, cách thành phố Thanh Hóa 37 km. Đây là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng; nơi cư trú lâu đời của các dân tộc anh em Kinh, Mường, Thái và một số dân tộc khác. Toàn huyện có 13 xã và 01 thị trấn, với 159 thôn, bản, khu phố; tổng diện tích tự nhiên trên 588 km2, dân số khoảng gần 100 nghìn người.

  • Chiều ngày 08/9, tại Ban Dân tộc tỉnh, Đoàn Giám sát việc xây dựng cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do đồng chí Phạm Trọng Dũng – Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ, Phó trưởng đoàn đã đại diện và có buổi làm việc với Đảng ủy và tập thể lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh.

  • Ngày 08/8/2022, Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác PBGDPL 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 và công bố Quyết định khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình PBGDPL, giai đoạn 2017 - 2021.

  • Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định số 5154/QĐ-UBND ngày 15/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đưa ra, thay thế bổ sung năm 2021; trong các ngày từ 04/7/2022 đến ngày 29/7/2022, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì, phối hợp với Ban dân vận Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh hoàn thành tổ chức 05 Hội nghị phổ biến kiến thức cho 307 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại 05 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thạch Thành, Quan Sơn và Thường Xuân.

1 2 3 4 5 6