Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
375 người đã bình chọn
1126 người đang online

Chuyện làm nông thôn mới ở một xã miền núi xứ Thanh

Đăng ngày 26 - 05 - 2017
100%

Một xã miền núi nghèo thuộc diện chương trình 30a như Ngọc Phụng (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) cán đích nông thôn mới (NTM) đã là một kỳ tích. Nhưng chuyện bà con nơi đây đồng lòng giúp một thôn đường biên (của xã bạn) đến sóng điện thoại cũng chưa có làm NTM ai nghe cũng phải trầm trồ thán phục.

Dân đồng lòng

Nếu ai đã từng đến Ngọc Phụng sẽ không thể nghĩ rằng Ngọc Phụng (huyện Thường Xuân) có thể về đích NTM nhanh đến vậy (năm 2015). Bởi là một xã miền núi nghèo thuộc diện chương trình 30a của tỉnh nhưng hôm nay Ngọc Phụng đã “lột xác” hoàn toàn. Những ngôi trường tranh, tre, nứa lá được thay bằng những ngôi nhà tầng khang trang, sạch đẹp. Trên những con đường bê tông phẳng lỳ, từng tốp học sinh cười nói râm ran. Hai bên đường, những hàng tạp hóa mọc lên để phục vụ nhu cầu mua sắm của bà con nhân dân trong xã. Đâu đó, lại bắt gặp hình ảnh những chiếc xe tải chở luồng, rau, ngô, sắn… Tất cả đã tạo nên một bức tranh đầy màu sắc với một diện mạo hoàn toàn mới của vùng đất nghèo này.

Nhắc đến câu chuyện làm NTM, ông Lê Xuân Đấu - Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Phụng phấn khởi nói: “Để có được thành quả như ngày hôm nay tất cả phải nhắc đến 2 chữ “đồng lòng”, nếu không chúng tôi vẫn mãi nghèo như thế”. Ông chia sẻ: Lúc nào cũng vậy, có công việc gì, xã đều họp dân; Mọi việc đều dân chủ, công khai, “giao đúng người, đúng việc”; phải có sự nhất trí, đồng thuận của nhân dân thì mới làm. Chính vì vậy, nhà nhà, người người đều coi đó là “việc của nhà mình”. Thế nên, thành công mà Ngọc Phụng có được như ngày hôm nay là một điều dễ hiểu.

Nhắc đến câu chuyện “giúp bạn”, ông Đấu cười hiền: “Sau khi về đích NTM, tháng 8. 2016 bà con nhân dân Ngọc Phụng đã bàn bạc, thống nhất rồi “lên” huyện đăng ký xin được hỗ trợ, giúp đỡ bà con thôn Vịn (xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân) – một thôn biên giới đặc biệt khó khăn thuộc vùng sâu, vùng xa của xứ Thanh làm NTM. Nhiều người các xã lân cận đều bảo “ốc không mang nổi mình ốc lại còn đèo bòng”. Nhưng Ngọc Phụng ai ai cũng quyết tâm làm cho bằng được”, ông Đấu tâm sự.

“Giúp bạn” làm nông thôn mới

  Trò chuyện với chúng tôi, ông Lang Thanh Doãn - Bí thư Đảng bộ xã Bát Mọt cho biết: “Thôn Vịn có 3.754ha, với 165 hộ dân thì có tới 92 hộ thuộc diện nghèo, mức thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 9 triệu/năm (tỉnh là khoảng 36 triệu đồng/người/năm). Là một trong 04 thôn giáp biên giới Việt - Lào của xã, thôn Vịn cách Trung tâm xã 20 km (xa nhất xã), đường sá đi lại hết sức khó khăn nhất là những ngày mưa. Đặc biệt lại chưa có sóng điện thoại. Chủ yếu là người dân tộc Thái. Nếu không có sự giúp đỡ của bà con nhân dân xã Ngọc Phụng, bà con thôn Vịn chúng tôi không được như hôm nay”, ông Doãn chia sẻ.

Không giấu được niềm xúc động, chị Lang Thị Viện, thôn Vịn nói: "Từ ngày có sự giúp đỡ của Ngọc Phụng, các phong trào như: “5 không, 3 sạch”, cải tạo vườn tạp, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, phát triển sản xuất… được lan tỏa rộng khắp trong nhân dân; đường sá, các công trình công cộng cũng trở nên phong quang, sạch đẹp. Chúng tôi sẽ cố gắng phát triển kinh tế, xây dựng NTM để không phụ lòng tốt của họ".

  Ông Lương Thanh Chuấn - Trưởng thôn Vịn cho hay: “Xã Ngọc Phụng hỗ trợ chúng tôi một số hiện vật để tăng cường công tác tuyên truyền xây dựng NTM như: Bộ phông, cờ, khẩu hiệu trang trí Nhà văn hóa; giá sách và sách đặt tại Nhà văn hóa; bộ bàn bóng bàn; bộ lưới + bóng chuyền; bộ maket chữ xốp trang trí hội nghị; một số câu khẩu hiệu vv… Hỗ trợ việc quy hoạch các tuyến đường giao thông thôn, việc thiết kế lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ xây dựng GTNT, thủy lợi; lãnh đạo 2 xã đã phối hợp chỉ đạo giúp đỡ thôn Vịn các nội dung về chủ trương, giải pháp thực hiện Chương trình xây dựng NTM... Hiện nay, toàn thôn đạt 8/14 tiêu chí NTM (Giáo dục;                                      Điện; Y tế; Thông tin truyền thông; Văn hóa; Hệ thống tổ chức chính trị xã hội; Môi trường; An ninh, trật tự xã hội). Phấn đấu đến năm 2017 sẽ hoàn thành 03 tiêu chí gồm: Giao thông; thủy lợi; việc làm. Các tiêu chí còn lại: Thu nhập; hộ nghèo; nhà ở dân cư sẽ hoàn thành vào năm 2018”.

Trả lời cho câu hỏi vì sao lại phải vượt cả trăm km để “giúp bạn”? Ông Lê Xuân Đấu cho biết: “Xa hay gần thì xã đều không thể dùng tiền ngân sách ra để giúp đỡ. Cái chính là ở tấm lòng của bà con nhân dân Ngọc Phụng muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để phong trào xây dựng NTM được lan tỏa hơn nữa. Mặt khác, thôn Vịn là thôn giáp biên giới, cách xa trung tâm huyện hơn 100 cây số, xây dựng thành công NTM ở đây thì sẽ góp phần giữ vững biên cương của Tổ quốc./.

<

Tin mới nhất

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024...(24/04/2024 9:04 SA)

Công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV(13/03/2024 7:19 SA)

Một số điểm mới của Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu...(19/01/2024 4:38 CH)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2021 – 2030 TỈNH THANH HÓA, NĂM 2023(16/01/2024 7:15 SA)

BAN DÂN TỘC TỈNH THANH HÓA TỔ CHỨC CÁC ĐOÀN HỌC TẬP, TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỈ...(04/12/2023 8:01 SA)

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đón và làm việc với Đoàn học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình (09/11/2023 7:13 SA)

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN - HIỆU QUẢ TỪ HỘI THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT(25/10/2023 11:00 SA)

Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền...(26/07/2023 8:19 SA)

    °